Thursday, January 19, 2012

Suối cá thần kỳ lạ



Suối cá lạ - sự thần bí ở lòng người
Rất đông du khách đến thăm qaun suối cá thần.

Về Thanh Hóa, tôi náo nức đến suối cá lạ ở thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy. Ngợp trong những câu chuyện huyền bí về suối cá do người dân địa phương truyền miệng, đoạn đường từ TP Thanh Hóa đến Cẩm Lương xa đằng đẵng, hóa gần.

Suối cá hiện ra với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ thú. Cá ở đây hút hồn du khách, ai cũng trầm trồ thán phục, hòa quyện với tự nhiên, để rồi ra về suy nghĩ mỗi khi có việc làm liên quan đến môi trường sống.
Quần ngư không tranh thực
Từ xa nhìn lại, suối Lương Ngọc xanh đen một màu cá, đến cả triệu con. Cá xếp vi, đua chen, dệt thành bức tranh thổ cẩm tuyệt hảo nơi đầu nguồn. Cá lửng lơ bơi, đớp lá rừng, đùa giỡn nơi suối rộng, nom rất thanh bình.
Suối Lương Ngọc không sâu, chỉ dài chừng non trăm mét cong hình vai bừa. Chỗ rộng nhất khoảng hơn hai chục mét nối liền với bờ ruộng. Nơi hẹp nhất phía đầu nguồn chừng 5 mét, chật cứng cá và luôn có nước nguồn chảy qua.
Điều lạ là cá lớn, có con cả yến. Cá nhỏ có, từ lúc mới sinh đến khi lớn phần đông nặng 1-3kg, nhưng tuyệt nhiên không thấy chúng xung đột. Ngoài hoạt động săn mồi, đón hạt và ăn lá rừng, dường như có một thông điệp hòa bình gửi tới mọi thành viên cá ở đây.
Có khá nhiều chuyện mang màu sắc huyền bí về suối cá Lương Ngọc được lưu truyền. Có lẽ vì thế từ lâu khách thập phương đã phong danh là suối cá thần.
Chuyện kể rằng năm xưa, có một thanh niên từ xa đến thấy suối cá đông đặc sinh lòng tham. Sau khi thăm thú, anh ta không quên nhắm một con cá rõ to ôm về với dụng ý cải thiện bữa ăn. Nào ngờ cá suối Ngọc có phép mầu đoản thọ. Chàng trai nọ vừa buông đũa thì cơn thịnh nộ nổi lên. Bụng đau quằn quại, mặt mày tái dại rồi chàng ốm lê lết cho đến vài năm sau.
Lại có chuyện một đôi vợ chồng ở gần TP Thanh Hóa về thăm suối. Mặc dù đã nghe những chuyện tiền nhân kể về suối cá này, nhưng vì hiếu kỳ lại bị vẻ đẹp kỳ thú của đàn cá quyến rũ nên ông chồng quyết đưa một con về nhà nuôi. Lúc trở về, mới đi được nửa đường, chiếc xe đạp chở hai vợ chồng nọ bỗng tròng trành rồi đổ ụp. Con cá vì thế lại được trở về suối xưa...
Tất cả những mẩu chuyện trên đều có một ý nghĩa bảo tồn đàn cá đến ngày nay. Nhưng đàn cá trên có từ bao giờ, nguồn gốc từ đâu thì vẫn là một dấu hỏi!
Theo cụ Phạm Hồng Đức, dân tộc Mường, một trong những người già nhất thôn Lương Ngọc nay đã 80 tuổi cho biết: Ước đoán của người xưa, khoảng thế kỷ XI phát hiện ra suối cá này. Các cụ kể lại, vào năm đó trời mưa rất to, nước lớn. Suối từ ngầm chảy ra, nước từ sông Mã dâng lên, hai dòng hợp lưu nên cá từ sông Mã tràn vào.
Khi nước rút, dưới chân núi Ngọc Bến còn một động lớn, vũng nước sâu luôn có dòng chảy ra suối Lương Ngọc nên đàn cá ở lại đó cho đến nay. Theo cụ Đức, ở đây có nhiều loại cá như: Cá giốc, cá trôi, cá chày (mắt đỏ), cá nheo, ba ba, tôm...
Nhưng bằng trực quan, thì nhiều loại cá không giống loài thông thường, như: vi cá chép nhưng thân giống cá trắm; mình cá trôi nhưng mắt, vi đỏ như cá vàng... rất khó xác định.
Cụ Đức cho biết thêm, năm 1958, đoàn cán bộ thủy sản đã vào động tìm hiểu nhưng chưa thể đưa ra kết luận. Chỉ biết rằng, cá trong đó nhiều vô kể, còn cuộc sống của đàn cá ở hang động này cho đến nay vẫn là một ẩn số.
Quy ước ở tại lòng người
Đường đến suối cá bây giờ đã khác xưa, trải nhựa bằng phẳng, có nơi đón tiếp và chỗ đỗ xe làm yên lòng du khách. Nhưng ấn tượng lại nằm ở vẻ hoang sơ, ở ý thức bảo vệ của con người chứ không phải ở công trình hiện đại.
Cả không gian khu du lịch khá sạch. Hơn 100 nóc nhà, 600 nhân khẩu không ảnh hưởng gì tới cảnh tĩnh mịch nơi đây. Khách đến, đi qua hai dãy hàng quán ăn và đồ lưu niệm được chủ chào mời lịch sự. Cả chục cháu nhỏ ào ra làm tình nguyện viên hướng dẫn nhưng cháu nào cũng khiêm nhường, không chèo kéo.
Càng bất ngờ khi cụ Đức đưa ra một bản quy ước sơ sài của thôn nói về lịch sử và quy định bảo vệ đàn cá. Cụ nói rằng, từ bao đời nay, trước thì người Mường, sau thêm cả người Kinh đồng lòng bảo vệ suối cá theo "luật miệng". Mọi người thống nhất không đánh bắt, làm mất nguồn thức ăn, xâm hại đến cuộc sống bình thường của đàn cá.
Chị Quách Thị Mỵ, cô Diệu, cháu Thoan hay bất kỳ người dân nào khi được hỏi đều trả lời rất trách nhiệm: "Cá thần đấy chú ạ, đừng bắt, đừng làm bẩn suối nó oán đấy!”. Hóa ra, quy ước ở tại lòng ta mới bền. Cụ Đức cũng nhận thấy vậy.
Nhưng người xưa không vô tâm với đàn cá. Một trong những cách bảo tồn đó là họ thả vỏ trấu nơi thượng nguồn để xác định dòng chảy ngầm, qua đó biết được suối Ngọc có nguồn gốc từ thượng nguồn thuộc huyện Bá Thước nên luôn tìm cách vận động người địa phương bảo vệ.
Vậy mà cho đến nay, việc khai thác khu du lịch đã triển khai được nhiều năm, nhưng người dân chưa nhận được văn bản quy định nào từ phía chính quyền về việc bảo vệ đàn cá. Theo số liệu thống kê, thông thường có từ vài chục đến cả trăm khách đến thăm suối cá mỗi ngày.
Kể từ khi có đường nhựa, ngày đông hội có tới ngót ngàn khách tới thăm. Nhu cầu thưởng thức suối cá gắn liền với dịch vụ ăn, nghỉ, mua sắm và chất thải. Nếu tiếp tục khai thác khu du lịch mà chỉ trông chờ vào tinh thần tự giác của người dân như hàng ngàn năm qua là không ổn.
Đó là chưa nói tới hệ sinh thái rất đặc biệt ở khu vực này chưa được nghiên cứu! Nguồn thức ăn của đàn cá ra sao mà chúng có khả năng sinh sôi mãnh liệt trong nhiều thế kỷ qua? Làm rõ những ẩn số này chắc chắn sẽ có tác dụng không chỉ bảo vệ môi trường mà còn có kiến thức nuôi trồng thủy sản ở những địa bàn tương tự.
Thật đáng quan tâm nếu nghe được tâm sự dưới đây của người dân địa phương: Phát triển gì chưa biết, chứ cây cầu treo từ Cẩm Thành sang Cẩm Lương chỉ vừa lọt chiếc xe 4 chỗ ngồi thì có đến cũng phải còn lâu mới qua được, nói gì đến phát triển du lịch. Họ nói đúng. Còn tôi cảm nhận hình ảnh suối cá sống động về bảo vệ môi trường cần nhân rộng, gần mà sao thấy còn xa quá!
Thanh Phong

Suối cá thần kỳ lạ

Cá lấp sấp bơi lội, mỗi khi bơi, cá phát sáng ánh bạc lấp lánh trông thật vui mắt. Người dân không dám "động" đến cá, vì tin đó là cá thần.

Suối cá thần kỳ lạ
Suối cá thần nằm tại địa bàn bản Ngọc (làng Ngọc), xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá. Suối cá đã có hàng ngàn năm nay bên dưới chân núi Trường Sinh. Đứng bên này sông Mã trên đường vào suối cá thần, khách được chiêm ngưỡng toàn cảnh thiên nhiên, làng bản. Qua chiếc cầu treo như hình con thoi uốn lượn, bên dưới là dòng nước trong vắt. Từ trên cầu, du khách có thể được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những dãy núi đá cao vút nằm bên bờ sông với nhiều hình dáng đầy sức tưởng tượng của tự nhiên ban tặng, mỗi dãy núi có độ cao, hình hài khác nhau, với danh tính rất mực gần gũi, như núi Thằn Lằn, núi Con Cò… thật lạ kỳ. Qua sông, khoảng 4km nơi đó chính là suối cá thần.
Cụ Trương, nay đã 83 tuổi, người gốc bản xứ kể: “Đàn cá được sinh ra trong những hang động bí ẩn, cá thần ở đây là vật linh thiêng, do vậy không ai được bắt hoặc ăn thịt cá”. Nhưng cái kỳ lạ ở đây làm cho mọi người phải tò mò, chú ý, đó là chỉ với một dòng nước từ hốc đá ngầm chảy từ chân núi có tới hàng ngàn, hàng vạn chú cá nối đuôi bơi ra, bơi vào. Hơn nữa những chú cá thần không giống với cá bình thường, hình cá chép, môi đỏ rực, có khuyên tai to lộ rõ, thân cá màu đỏ hồng. Nếu như đến vào mùa nước cạn (thường vào mùa đông mặt nước chỉ chừng 20 – 40cm, cá lộ rõ phần bụng và phần trên của cá. Mỗi khi bơi, cá phát sáng nhiều màu lấp lánh ánh bạc trông thật vui mắt.
Bên cạnh là dãy núi còn được giữ khá nguyên vẹn của hệ thống rừng nguyên sinh với các động thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới. Còn đối với người dân thì vẫn còn lưu giữ những nét văn hoá truyền thống như: dệt thổ cẩm, uống rượu cần, múa Pồn Pông... là nét văn hoá sinh hoạt đặc sắc của đồng bào Mường.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Đầu năm đi xem suối cá thần

Suối cá thần nằm bên chân núi Trường Sinh (bản Ngọc, Cẩm Lương, Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá). Vào những ngày đầu xuân, du khách đổ về đây rất đông để tham quan và tìm hiểu về hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.

Chị Thuỷ, một nhân viên bán vé ở suối cá thần cho biết: “Khoảng thời gian từ những ngày giáp Tết đến bây giờ, khi nào suối cá thần cũng nườm nượp du khách. Lượng khách đến đây trong dịp Tết tăng gấp đôi, gấp ba bình thường. Dịp này, người dân nhàn rỗi nên tranh thủ đi tham quan, mặt khác cũng muốn đi suối cá đầu năm cho may mắn nên những ngày này suối cá thần rất nhộn nhịp”.
Đến mùng 6 Tết, suối cá thần Cẩm Lương vẫn thu hút rất đông khách. Địa danh này trở thành 1 điểm tham quan lý thú cho đông đảo du khách gần xa trong dịp xuân này.
Dưới đây là một số hình ảnh về suối cá thần những ngày đầu xuân Canh Dần:
Đầu năm đi xem suối cá thần
Khu vực cửa hang là nơi nhiều cá nhất cũng là nơi nhiều người tập trung nhất. Trước cửa hang, suối hơi phình ra, ở đó, hàng nghìn con cá to bằng bắp chân, nằm sát bên nhau kín đặc lòng suối, như xếp chồng lên nhau.
Đầu năm đi xem suối cá thần
Đầu năm đi xem suối cá thần
Đầu năm đi xem suối cá thần
Đầu năm đi xem suối cá thần
Một đôi trẻ tâm tình bên suối cá thần
Đầu năm đi xem suối cá thần
Đang mùa bắp non, bà con ở Cẩm Lương ngồi bán bắp nướng ở khu vực quanh suối cá thần rất nhiều, phục vụ khách du lịch
Đầu năm đi xem suối cá thần
Hiện nay, cầu treo Cẩm Lương nối quốc lộ 217 với đường vào suối cá thần vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách mỗi khi về Cẩm Lương.

Phát hiện suối ''cá thần'' thứ hai ở Thanh Hóa

Suối cá này và suối cá thần suối Ngọc Cẩm Lương nằm ở hai phía bờ khác nhau của sông Mã.

Phát hiện suối
Người dân ở đây không dám đánh bắt cá, cá sống chung hòa bình với người, sinh sôi đông đúc, con lớn nặng từ 3 đến 4 kg, con nhỏ 500g.
Nước suối Đóng trong vắt, nhìn rõ lớp đá cuội dưới lòng suối. Cửa hang chỉ rộng bằng cái mẹt và có tới ba cửa hang để cá chui ra - vào, nhưng lòng hang rộng và sâu bao nhiêu không ai biết. Ban ngày cá từ dòng suối ngầm trong hang núi, theo dòng nước bơi ra đùa giỡn ở nơi suối Đóng, ban đêm lại bơi vào dòng suối ngầm nằm sâu trong lòng núi.
Phát hiện suối
Toàn cảnh suối cá
Nước ở mó Đóng là nguồn nước cơ bản chảy ra ruộng để bà con bản địa cấy hái nhưng cá chẳng bao giờ bơi ra. Chúng chỉ quẩn quanh trong một diện tích chừng 500 mét vuông rồi lại quay vào.Loài cá này được người dân Mường gọi là "cá phốôc"có hình thù mình tựa cá trắm, căng tròn ở phần giữa thân, vẩy như vẩy cá chép, lưng hơi sẫm, môi có màu phớt hồng, vây và đuôi có chấm đỏ. Đây cũng là loài cá ở suối cá thần Cẩm Lương.
Phát hiện suối
Cảnh bồng lai bên suối
Tuy mật độ cá dày đặc nhưng nước suối không bao giờ tanh. Người dân ở đây vẫn thường sinh hoạt nấu nướng bằng thứ nước của dòng suối này từ khi lập bản cho đến giờ.
Theo Khoa Học và Đời Sống


Suối Cá thần Cẩm Lương (còn gọi là Mó Ngọc) nằm bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, (cách trung tâm thành phố Thanh Hoá 80 km về phía Tây Bắc).Đàn cá ở suối cá thần này có hàng nghìn con lớn, nhỏ, mỗi con cá có thể nặng từ 2 kg đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg, gồm các loài: Cá dốc (tên khoa học: Spinibarbichthys denticulatus, thuộc bộ Cá chép, có tên trong Sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng...
Chương trình du lịch:
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tour Ha Noi Suoi ca than Cam Luong Sam Son
Ngày 01: Hà Nội - Suối Cá Thần Cẩm Lương ( Ăn Trưa, tối)

07h00: Xe và HDV của A Dong Travels đón quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Suối Cá Thần Cẩm Lương.

11h30: Xe tới Suối Cá Thần, Qúy khách ăn trưa tại nhà hàng

12h30: Quý khách thăm quan cảnh quan khu Suối Cá Thần, ngắm hang trăm ngàn chú cá kỳ lạ với những hình thù khác nhau và rất đẹp mắt như: lớp vảy phía trên lưng màu sẫm, có chấm đỏ, môi phớt hồng, …tại suối Ngọc. Đồng thời tận hưởng không khí trong lành, linh thiêng hiếm thấy tại đây.
Sổ tay du lịch so tay du lich Sotaydulich  Sotay Dulich Khampha Kham Pha Bui Tour Ha Noi Suoi ca than Cam Luong Sam Son


Suối cá thần Cẩm Lương - Thanh Hoá

Suối cá thần Cẩm Lương là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú có từ hàng trăm năm nay bên chân núi Trường Sinh, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện miền núi Cẩm Thuỷ (cách trung tâm TP Thanh Hoá gần 100km về phía Tây Bắc).

Huyền thoại về suối cá thần

Huyền thoại kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa, nơi bản Ngọc thời khai thiên, lập địa, vào một năm nọ, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán quanh năm, người dân túng đói vô ngần. Một hôm, có hai vợ chồng trong bản hiếm muộn con đi làm đồng vô tình nhặt được một quả trứng có hình thù lạ. Người vợ đem quả trứng ra suối Ngọc thả xuống nước, nhưng lạ thay, khi nhấc tay lên người ấy lại thấy quả trứng đang trên tay mình.

Hai vợ chồng quyết định đem quả trứng lạ đặt vào ổ gà đang ấp, quả trứng nở ra một con rắn. Sợ quá, người chồng đem con rắn ra suối Ngọc thả, nhưng cứ đến tối con rắn lại về ở với gia đình này. Sau đó họ đã để con rắn ở lại sinh sống với mọi người.

Lạ thay, từ đó đồng ruộng của bản đủ nước cày cấy, đồng bào sống trong no ấm, hạnh phúc. Chàng rắn ấy trở thành vị cứu tinh của bản nên được mọi người hết lòng tôn kính. Rồi một hôm định mệnh, trời nổi cơn giông, sấm chớp đùng đùng. Sau cơn giông, dân bản thấy xác chàng rắn nằm bên chân núi Trường Sinh, đầu hướng về bản Ngọc.

Thương tiếc chàng rắn, dân bản chôn cất chàng bên chân núi, lập đền thờ gọi là Ngọc Từ. Trong một buổi tế lễ, đồng bào bản Ngọc được thần báo mộng chàng rắn chết là do quyết chiến với thuỷ quái để bảo vệ dân bản. Sau này chàng rắn được phong thần gọi là: Tứ Phủ Long Vương. Từ đó, ở suối Ngọc bên chân núi Trường Sinh xuất hiện đàn cá thần hàng nghìn con luôn quây quần chầu trước đền Ngọc Từ để hầu hạ chàng rắn.

Một ngày du ngoạn, khám phá suối cá thần

Theo những phân tích của các nhà ngư loại học gần đây, đàn cá hàng nghìn con lớn, nhỏ ở suối cá Cẩm Lương gồm các loài: Cá dốc (có tên khoa học là Spinibarbichthys denticulatus- thuộc bộ cá chép, có tên trong sách đỏ Việt Nam); cá chài, cá mại. Hình thù các loài cá này rất lạ, màu sắc phong phú như: màu đỏ, xanh, hồng...

Mỗi khi bơi, thân cá thần phát sáng nhiều màu, lấp lánh ánh bạc trông thật vui mắt, ấn tượng. Đặc biệt, đàn cá thần rất thân thiện với con người. Mỗi khi đồng bào ra suối Ngọc rửa rau, vo gạo, ai cũng nhớ thả cho đàn cá thần một ít rau, ít gạo. Hàng ngày, cá thần nhảy lên khỏi mặt nước vui đùa cùng du khách.

Vào mùa nước cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu khoảng 20- 40cm, nước trong vắt, du khách có thể đưa tay xuống nước mơn man, vuốt ve những con cá thần to như bắp chân, bắp tay. Đây là điều kỳ thú, hấp dẫn, nên đã thu hút hàng nghìn lượt du khách trong, ngoài nước đến suối cá thần Cẩm Lương mỗi năm.

Bên cạnh suối cá thần, xã Cẩm Lương hiện đang còn giữ được nguyên vẹn hệ thống rừng nguyên sinh với các loài động, thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương. Đồng bào dân tộc Mường nơi đây với những nếp sinh hoạt văn hoá truyền thống như: dệt thổ cẩm, uống rượu cần, múa Pồn Pông... sẽ là điểm nhấn để thu hút du khách. Đặc biệt, dọc dãy núi Trường Sinh hiện còn có nhiều hang động nguyên sơ chưa được khám phá.

Để đến suối cá thần, du khách có thể đi trên quốc lộ 217, nối từ Đò Lèn, cạnh quốc lộ 1A về cầu treo Cẩm Lương; hoặc đi theo đường Hồ Chí Minh, đến thị trấn Cẩm Thuỷ rồi rẽ lên quốc lộ 217. Những du khách yêu thích sông nước thì sẽ có dịp đi đường thuỷ dọc sông Mã, từ cầu Hàm Rồng lịch sử (TP Thanh Hoá) lên địa danh Cửa Hà - Cẩm Thuỷ nên thơ, hùng vĩ.

Hiện nay, cầu treo Cẩm Lương nối quốc lộ 217 với đường vào suối cá thần vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách mỗi khi về Cẩm Lương


Hình ảnh Suối cá thần Cẩm Lương

Chuyện lạ về "suối cá thần" ở Thanh Hóa
Suối “cá thần” càng trở nên kỳ bí.

Chuyện lạ về "suối cá thần" ở Thanh Hóa

Thứ Hai, 24/08/2009, 01:45 PM (GMT+7)
(Tin tuc) - Việc xuất hiện suối “cá thần” thứ 2 tại Thanh Hóa đang tạo ra nhiều luồng thông tin khác nhau, khiến cho suối “cá thần” càng trở nên kỳ bí.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Suối “cá thần” thứ 2 phát hiện nằm tại khu vực núi Đóng, thuộc địa phận Thôn Dùng, xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thuỷ có tên gọi là suối cá Mó Đóng. Tên gọi suối cá thần Mó Đóng, có nghĩa là ở tại khu vực núi Đóng có khe nước chảy ra sông và người Mường thường quen gọi khe nước là Mó nước. Tại Mó nước này có “cá thần” sinh sống quanh năm suốt tháng nên mới có tên suối “cá thần” Mó Đóng.
Chuyện lạ về "suối cá thần" ở Thanh Hóa, Tin tức trong ngày,
Cá dày đặc mặt suối
Có mặt tại khu vực suối “cá thần” Mó Đóng, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng vì sự xuất hiện của hàng ngàn con cá lượn lờ tìm ăn trong bán kính Mó Đóng chỉ rộng chừng 200 m2. Thỉnh thoảng có vài con phi lên khỏi mặt nước khi có ai đó ném bất kỳ vật gì xuống suối.
Muốn vào hang núi Đóng nơi có loài cá trên sinh sống, người dân có thể đi vào bằng 3 cửa. 2 của trên hông núi, không có nước, 1 cửa bên dưới nơi loài cá vẫn thường ra vào gọi là Mó Đóng.
Chuyện lạ về "suối cá thần" ở Thanh Hóa, Tin tức trong ngày,
Lấp lánh dưới ánh nắng vàng
Chưa kịp hỏi về nguồn gốc loài cá ở suối "cá thần", một cụ già 72 tuổi ở thôn Dùng, xã Cẩm Liên đã cho biết: “Loài cá này có từ lâu lắm rồi, cũng chẳng ai biết là từ khi nào nữa và cũng không bao giờ ở đây hết cá. Năm 1959, khi bộ đội đóng quân ở đây đã nổ mìn bắt cá ăn, nhưng cũng có hết được đâu, càng ngày lại càng nhiều cá hơn”.
Chuyện lạ về "suối cá thần" ở Thanh Hóa, Tin tức trong ngày,
Hang Mó Đóng.
Loài cá ở suối "cá thần" Mó Đóng có tên gọi là cá Dốc, thân cá giống y như cá trắm, vây đỏ, má đỏ, ăn tạp và nặng tới 6 - 7kg, con nhỏ thì cũng 300 gram.
Cá Dốc xuất hiện nhiều nhất vào khi trời sáng, đến tầm 5 - 6 giờ chiều, khi mặt trời nhá nhem là lại rủ nhau vào hang trú ẩn.
Có điều lạ là loài cá này không bao giờ bơi ra khỏi khu vực Mó Đóng, dù khe nước chảy ra cánh đồng của xã và đổ ra sông Mã. Kể cả khi trời lụt lội, nước cao tràn cả ra ngoài thì chúng cũng không hề bơi đi nơi khác. Những con cá đã bơi ra ngoài rồi cũng sẽ chết ngoài mương khi không tìm được đường về.
Chuyện lạ về "suối cá thần" ở Thanh Hóa, Tin tức trong ngày,
Thấy người dân lại cửa hang, cá Dốc tua tủa bủa vây.
Mó Đóng nước rất mát trong. Hàng ngày, người dân trong thôn vẫn thường giặt giũ, rửa rau cỏ tại đây. Có người khi rửa rau vô ý để cá nhảy vào rổ rau lại phải nhẹ nhàng bê con cá Dốc nặng 4 - 5 kg thả ra ngoài.
Đặc biệt là nếu mang gà ra suối Mó Đóng thì rất khó làm thịt vì cá Dốc luôn túc trực bên cạnh đợi người cho gà xuống suối rửa là thi nhau bơi vào rỉa, khiến người dân khiếp sợ, không dám mạo hiểm vì sợ…mất gà.
Nhưng đối với những đứa trẻ nơi đây khi lội xuống Mó Đóng thì loại cá này bơi lượn quanh chân rất thân thiện, rồi vùng vẫy như những người bạn tri ân lâu ngày mới gặp.
Chuyện lạ về "suối cá thần" ở Thanh Hóa, Tin tức trong ngày,
Thân thiện với trẻ em.
Cá Dốc ở suối Mó Đóng nhiều như vậy nhưng không ai dám đánh bắt để ăn. Cùng lắm họ cũng chỉ lấy nước dùng cho sinh hoạt gia đình. Theo người dân nơi đây cho biết là nếu bắt cá ở suối "cá thần" là "có tội" nên ai đó “gan” to đến đâu cũng không dám "mạo phạm”.
Đa số người dân sống ở đây đều là người dân tộc Mường. Dù cuộc sống của họ thiếu thốn nhưng nhất quyết không ai bắt cá để ăn, họ xem cá như người bạn trong cuộc sống hàng ngày.


Kỳ bí suối cá thần bên chân núi Trường Sinh

Suối cá thần nằm tại địa bàn bản Ngọc (làng Ngọc), xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá. Suối cá đã có hàng ngàn năm nay bên dưới chân núi Trường Sinh. Đứng bên này sông Mã trên đường vào suối cá thần, khách được chiêm ngưỡng toàn cảnh thiên nhiên, làng bản. Qua chiếc cầu treo như hình con thoi uốn lượn, bên dưới là dòng nước trong vắt.
Từ trên cầu, du khách có thể được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những dãy núi đá cao vút nằm bên bờ sông với nhiều hình dáng đầy sức tưởng tượng của tự nhiên ban tặng, mỗi dãy núi có độ cao, hình hài khác nhau, với danh tính rất mực gần gũi, như núi Thằn Lằn, núi Con Cò… thật lạ kỳ. Qua sông, khoảng 4km nơi đó chính là suối cá thần.
Cụ Trương, nay đã 83 tuổi, người gốc bản xứ kể: “Đàn cá được sinh ra trong những hang động bí ẩn, cá thần ở đây là vật linh thiêng, do vậy không ai được bắt hoặc ăn thịt cá”. Nhưng cái kỳ lạ ở đây làm cho mọi người phải tò mò, chú ý, đó là chỉ với một dòng nước từ hốc đá ngầm chảy từ chân núi có tới hàng ngàn, hàng vạn chú cá nối đuôi bơi ra, bơi vào.
Hơn nữa những chú cá thần không giống với cá bình thường, hình cá chép, môi đỏ rực, có khuyên tai to lộ rõ, thân cá màu đỏ hồng. Nếu như đến vào mùa nước cạn (thường vào mùa đông mặt nước chỉ chừng 20 – 40cm, cá lộ rõ phần bụng và phần trên của cá. Mỗi khi bơi, cá phát sáng nhiều màu lấp lánh ánh bạc trông thật vui mắt.  
Bên cạnh là dãy núi còn được giữ khá nguyên vẹn của hệ thống rừng nguyên sinh với các động thực vật đặc trưng của vùng nhiệt đới. Còn đối với người dân thì vẫn còn lưu giữ những nét văn hoá truyền thống như: dệt thổ cẩm, uống rượu cần, múa Pồn Pông... là nét văn hoá sinh hoạt đặc sắc của đồng bào Mường.
Theo Sài Gòn Tiếp thị

Thêm một suối “cá thần” ở Thanh Hoá

Xuất bản: 11:22, Thứ Ba, 16/03/2010, [GMT+7]
.
Thời gian qua trên địa bàn xã Văn Nho, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa), người dân địa phương và du khách đã phát hiện thêm một “suối cá thần”. 

Theo những người dân trong vùng cho biết, vị trí suối cá nằm tại bản Chiềng Ban, xã Văn Nho, huyện Bá Thước. Nơi đây là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái. Từ trung tâm huyện Bá Thước men theo con đường liên xã vào đến tận trung tâm xã Văn Nho khoảng chừng 15km. Nơi đây từ lâu, người dân đã phát hiện một hang nước có rất nhiều cá. Điều thú vị là cá nơi đây cũng giống như cá được phát hiện ở hai xã Cẩm Lương và Cẩm Liên, huyện Cẩm Thuỷ mà lâu nay người dân và du khách được tận mắt chứng kiến.
Mô tả ảnh.
Toàn cảnh khu vực hang cá Văn Nho
Suối cá tại xã Văn Nho là suối “cá thần” thứ 3 tại Thanh Hoá. Những người dân trong bản Chiềng Ban cho biết, suối cá đã có từ rất lâu đời, không ai dám đánh bắt vì họ cho rằng đây là “cá thần”. Những người dân trong bản hàng ngày chứng kiến cảnh từng đàn cá đông đúc, tung tăng bơi lượn dưới làn nước trong vắt. Cá ở đây với đầy đủ kích cỡ, con lớn nặng khoảng từ 4 - 5kg, con nhỏ khoảng 400g.

Sau khi phát hiện ra suối cá này, người dân trong bản đã lập bàn thờ bên cạnh khu vực hang động nằm phía trên suối cá khoảng 10m để thờ thần cá. Được biết, dòng suối này vốn là nơi cung cấp nguồn nước chính cho sinh hoạt và sản xuất của bà con trong bản. Từ những năm 1970, quân đội đã về xây dựng đập chắn nước thủy lợi. Do đó, loài “cá thần” còn tồn tại đến ngày nay. Hàng ngày, người dân vẫn ra suối giặt giũ, rửa rau và mang thức ăn cho cá.
Mô tả ảnh.
Mỗi khi người dân cho ăn thì cá thi nhau nổi lên mặt nước
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Hùng Chúc - Trưởng phòng Văn hóa huyện Bá Thước cho biết, suối cá này đã có cách đây hàng chục năm. Đặc biệt, 3 - 4 năm trở lại đây, đàn cá nơi đây có dấu hiệu sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều. Qua khảo sát nghiên cứu thì cá ở đây cũng tương tự như loài cá được phát hiện tại hai xã Cẩm Liên và Cẩm Lương của huyện Cẩm Thuỷ. Toàn bộ khuôn viên khu vực hang cá Văn Nho rộng khoảng 1ha. Do ngăn đập chắn nước dòng suối nên mực nước sâu, chỉ khi người dân cho cá ăn mới phát hiện được cá. UBND huyện Bá Thước cũng đã đề ra kế hoạch nhằm bảo vệ và phát triển nơi đây thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn của địa phương.

Duy Tuyên - Lục Văn
Theo Dân Trí



Suối Cá thần

Đền thờ thần Rắn.
Suối ở thôn Lương Ngọc (xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá), cách thị trấn Cẩm Thuỷ chừng 11km về phía Tây.
Thôn Lương Ngọc, cũng như nhiều địa phương thuộc huyện Cẩm Thuỷ - một huyện nằm ở phía Nam cảnh quan liên khu đá vôi Pu Lông - Cúc Phương, có nhiều cảnh đẹp. Nơi đây cũng đa dạng về sinh học.
Thôn có gần 150 hộ dân, phần lớn là người dân tộc Mường. Suối nước chảy ra từ lòng núi, tiếng Mường được gọi là mó. Suối Ngọc dẫn nước từ một hồ lớn ngầm trong lòng núi Trường Sinh, uốn lượn chừng 3km thì nhập vào sông Mã. Đầu nguồn suối Ngọc, một đoạn chừng dăm chục mét, tiếp giáp với núi đá (cửa suối), có rất nhiều cá bơi lội ngược xuôi.
Những con cá mình trông như cá trắm, nhưng đầu và vây lại như cá chép. Càng gần cửa suối, mật độ cá càng đông đặc, một cảnh tượng rất lạ trong thế giới tự nhiên. Vì vậy mó Ngọc hay suối Lương Ngọc còn được gọi là suối Cá thần, được nhiều thế hệ người dân nơi đây gìn giữ.
Hai thế hệ của người dân Lương Ngọc này làm nghề
Truyền thuyết kể lại rằng, ai làm hại tới những con cá sống ở đây thì sẽ chuốc lấy những hậu quả khôn lường. Bên đoạn suối này có một ngôi đền được xây mới cách đây không lâu, ngôi đền thờ thần Rắn. Tương truyền, thần Rắn luôn bảo vệ, chở che đàn cá thần.
Từ năm 1993, suối cá Lương Ngọc được công nhận là Di tích lịch sử và Di sản văn hoá quan trọng. Người dân Lương Ngọc đã có ý thức nâng niu đàn cá, đã có những dịch vụ, quầy bán hàng lưu niệm cho khách viếng thăm.
Nhưng người dân nơi đây vẫn có thói quen sử dụng nước suối Ngọc làm nước sinh hoạt. Nhiều người còn giặt giũ quần áo, xả bọt xàphòng ngay trong suối, bên cạnh đàn cá thần linh thiêng. Nhiều gia đình đã có giếng khoan nhưng thói quen cũ vẫn chưa bỏ được.
Có người còn giặt giũ quần áo, xả bọt xà phòng ngay trong suối,
bên cạnh đàn cá thần linh thiêng.
Mặc dù việc tổ chức, bảo vệ khu này khá tốt nhưng ban tổ chức "lấy" tiền khách hơi nhiều. qua cầu đã phải trả tiền xe, tiền người; vào bãi gửi xe lại tiền, rồi trước khi vào suối cũng phải mua vé.
Lê Văn Tới / Laodong

Đầu xuân đi thăm "suối cá thần"
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, du khách khắp nơi nô nức đi thăm "suối cá thần" ở xã Cẩm Lương và Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy để chiêm ngưỡng cá thần và cầu cho một năm mới nhiều may mắn.
"Suối cá thần" xã Cẩm Lương cách thành phố Thanh Hóa khoảng 90km về phía Tây từ lâu đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách. Trong những ngày qua, mỗi ngày "suối cá thần" đón hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan nhân dịp đầu xuân.
Du khách ghé thăm suối cá thần không chỉ được thỏa thích ngắm nhìn từng đàn cá tung tăng bơi lượn mà còn được tham quan hang cá, ăn các đặc sản vùng quê nơi đây như cơm lam, ngô nướng... và không quên mua về những món quà lưu niệm mang những nét đặc trưng của vùng đất nơi đây và cầu may đầu năm mới.
Phóng viên Dân trí đã ghi lại những hình ảnh tại "suối cá thần" Cẩm Lương nhân dịp đầu xuân:
810278660_DSC00354_1
Hàng ngàn du khách đi xem suối cá thần đầu xuân để chiêm ngưỡng
 và cầu cho một năm mới nhiều may mắn, tài lộc

658835390_ca_20than_201
73381736_ca_20than_203
 1842442969_ca_20than_202
Từng đàn cá tung tăng bơi lượn dưới dòng nước trong xanh, với nhiều kích thước khác nhau 
504920387_c6aIMG_0183
1824761892_cc5DSC00326
Nhiều bạn trẻ đã chọn "suối cá thần" là điểm du lịch đầu xuân
319068384_ca_20than_205
 18465432_ca_20than_204
Khu vực cửa hang phía đầu xã Cẩm Lương
840603245_DSC00338
Ghi lại những hình ảnh ấn tượng tại "suối cá thần" Cẩm Lương

1201056720_183IMG_0108
 353805086_3a1IMG_0169
Du khách thỏa thích ngắm nhìn vẻ đẹp "suối cá thần" ngày đầu xuân


Clip: Kỳ lạ "suối cá thần" Cẩm Lương (Thanh Hóa)

(VOV) - Một điểm du lịch rất hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng là con suối với hàng ngàn cá thể cá sinh sống mà người dân trong vùng quen gọi là Suối Cá Thần.

Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 80 cây số về phía Tây, ở thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá có một điểm du lịch rất hấp dẫn mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này – đó là một con suối với hàng ngàn cá thể cá sinh sống mà người dân trong vùng quen gọi là Suối Cá Thần.


Không biết từ bao giờ, Mó Ngọc lại được gọi là Suối cá thần vì cái tên Mó Ngọc gắn liền với nhiều thế hệ đồng bào Mường sinh sống tại đây. Theo tiếng Mường, Mó nghĩa là suối, Ngọc có nghĩa là nước ở suối luôn trong vắt như ngọc.
Ngay những người già nhất trong thôn cũng không biết Mó Ngọc với cá thần có tự bao giờ. Người ta gọi là cá thần vì cá ở đây ngày ngày sống chung với người, chẳng thấy chết khi nào, và cũng không ai hiểu đây là giống cá gì nhưng trông rất đẹp.
Xem clip tại đây:
Theo những người dân ở đây, cả trăm năm nay đàn cá này tồn tại, sinh sôi nảy nở, nhưng tuyệt nhiên không có ai ăn cá ở suối bao giờ. Mặc dù nước suối rất nông và cá cũng rất hiền lành, cứ bơi lội tung tăng và để cho người ta chạm vào cũng không hề bơi đi.
Truyền thuyết kể rằng, hễ có ai ăn cá hoặc làm tổn thương cá thì sẽ gặp điều chẳng hay cho mình và cho gia đình mình. Nếu có ai phát hiện ra cá bơi lạc hoặc bắt được người “dám” bắt cá thì sẽ được làng thưởng và công nhận là gia đình văn hoá. Có lẽ vì vậy, đến ngày nay đàn cá vẫn sinh sôi nảy nở an toàn ở Mó Ngọc này.
Cả con suối Ngọc dài 150 mét, rộng khoảng 3 mét nước trong vắt, nhìn rõ từng đàn cá tung tăng bơi lội. Càng vào sát chân núi, càng nhiều cá lớn và ngay trước cửa hang, hàng nghìn con cá nặng từ 3-5 cân nằm sát bên nhau, kín đặc cả suối. Nhưng có một điều kỳ lạ là nước ở đây không hề có có mùi tanh. Ban ngày,  từ cửa hang, đàn cá bơi ra kiếm ăn và ban đêm lại bơi vào dòng suối ngầm nằm sâu trong lòng núi.
Theo người dân địa phương, cá này có tên là cá dốc, mình giống cá trắm nhưng môi có màu phớt hồng, vây và đuôi có chấm đỏ. Đặc biệt hơn, cá sẽ đổi màu nếu nước suối đổi màu, nước đổi màu gì cá sẽ đổi thành màu đó.
Những năm gần đây, môi trường tự nhiên đã và đang bị con người tàn phá làm ảnh hưởng đến không chỉ cuộc sống của chúng ta mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều các loài động, thực vật. Vậy mà tại thôn Lương Ngọc vẫn còn một suối cá tự nhiên độc nhất vô nhị của đất nước. 

Quang Hùng/VOVGT






















No comments:

Post a Comment